Core Switch và Access Switch là hai dòng Switch được sử dụng nhiều nhất của thương hiệu Cisco. Do cùng hoạt động trên cùng một lớp mạng nên có rất nhiều người còn lầm tưởng tính năng, vị và ứng dụng của hai dòng sản phẩm này tương tự nhau. Đây thực sự là một quan niệm sai lầm. Hãy cùng SSS Việt Nam tìm hiểu rõ hơn vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu về Core Switch và Access Switch
Core Switch và Access Switch cùng thực hiện chung một nhiệm vụ như nhau nhưng không phải bỗng nhiên hãng Cisco lại sản xuất ra 2 dòng sản phẩm này. Phân biệt hai dòng sản phẩm này theo những tiêu chí như sau:
Khái niệm
Core Switch hay còn gọi là thiết bị chuyển mạch lõi nằm ở trên cùng trong hệ thống mạng của doanh nghiệp. Có nhiệm vụ như một switch đường trục cho truy cập mạng LAN và tập trung nhiều tập hợp vào lõi. Hiểu một cách khác, Core Switch như một trung tâm điều khiển, kết nối và quản lý nhiều thiết bị trong hệ thống mạng. Ngoài nhiệm vụ chuyển mạch, Core Switch còn có khả năng routing giống như trên Router.
Vị trí của Core Switch và Access Switch trong mô hình 3 lớp của Cisco
Vì switch lớp 2 có khả năng truyền tải thấp, vì vậy thiết bị Core Switch lõi thuộc layer 3, cho tốc độ đường truyền mạnh mẽ, đảm bảo tốc độ cao, ổn định và có độ bảo mật cao.
Switch Access là thiết bị chuyển mạch được sử dụng để kết nối các thiết bị đầu cuối. Chia cổng cho các hệ thống mạng cuối cùng, giữa các máy tính với nhau
Chức năng
Core Switch là thiết bị không thể thiếu, là trung tâm điều khiển không thể thiếu trong hệ thống mạng vừa và lớn. Cho tốc độ và tính bảo mật tuyệt đối giữa khối lượng dữ liệu lớn. Sản phẩm thuộc phân khúc Layer 3, ngoài chức năng quản lý, Core Switch còn có khả năng Routing như các bộ định tuyến Router. Với một số dòng sản phẩm nổi bật như: Switch Cisco C3850, Switch Cisco C9300, Switch C3650
Access Switch cũng có những tính năng tương tự như với Core Switch. Tuy nhiên dòng sản phẩm này không thể thực hiện trên các bộ chuyên dụng để kết nối với máy trạm thông qua lớp xử lý và phân phối dữ liệu Distribution.
Sự khác biệt giữa core switch và access switch
Vị trí lớp mạng
Core switch được ví như xương sống trong hệ thống mạng, nằm ở lớp lõi, tập trung các thiết bị chuyển mạch tổng hợp vào lõi và thực hiện định tuyến trên mạng LAN.
Access switch nằm trong truy cập Layer 2 được sử dụng để kết nối các thiết bị đầu cuối trong hệ thống mạng. Được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Phần cứng và phần mềm
Các Core switch lõi thường được tối ưu về phần cứng và phần mềm. Sở hữu hữu dư thừa trong các cấu hình như cổng, nguồn và PSU. Một Core switch lõi cũng là một chuyển đổi lớp 3 với khả năng như một lớp tường lửa nội bộ.
Còn Access switch thông thường không đòi hỏi quá nhiều nhu cầu về bảo mật như vậy. Chứng chỉ hoạt động như một thiết bị kết nối, nằm ở lớp cuối cùng trong hệ thống mạng.
Core Switch cho hệ thống mạng
Theo mô hình 3 lớp của Cisco
Core Switch và Access Switch hoạt động ở các tầng khác nhau trong mô hình 3 lớp của Cisco. Do đó, ta có thể dựa theo mô hình này mà phân biệt được chúng. Core Switch nằm ở vị trí trên cùng trong mô hình 3 lớp, là trung tâm điều khiển, thực hiện vận chuyển khối lượng dữ liệu lớn với tốc độ cao mà vẫn đảm bảo được độ tin cậy nhất định.
Switch Access được sử dụng để cung cấp kết nối đến từng Client trên một mạng Do đó, thiết bị này thường được gọi là Desktop Layer và phù hợp với các tính năng của Access như:
– Tiếp tục thực hiện các access control và policy từ lớp Phân Phối.
-Tạo ra các collision domain riêng biệt nhờ dùng các switch chứ không sử dụng hub/bridge.
-Lớp truy cập phải chọn các bộ chuyển mạch có nhiều cổng, kết nối với các máy trạm hoặc kết nối tốc độ Gigabit (1000 Mbps) đến thiết bị chuyển mạch ở lớp phân phối.
Khi chọn thiết bị này bạn cũng cần lưu ý chọn các giao thức định tuyến có thời gian thiết lập thấp nhất và có kèm bảng định tuyến đơn giản nhất.
Lưu ý khi sử dụng Core Switch
Đối với hệ thống mạng cần lắp đặt Core Switch trong 2 trường hợp đó là : switch access con ở nhiều vị trí và switch 1 switch phân phối ở mỗi nơi. Cần lắp đặt Core Switch để tối ưu hệ thống. Trường hợp tiếp theo đó là số lượng của access vượt quá hiệu suất truy cập thì việc lắp đặt Core Switch sẽ giúp giảm độ phức tạp trong hệ thống mạng.
Khi tìm mua các thiết bị Core Switch lõi bạn nên ưu tiên chọn các giao thức định tuyến có thời gian thiết lập nhanh chóng và có kèm bảng định tuyến đơn giản để dễ dàng khi cài đặt và sử dụng sau này.
Hy vọng với những phân tích chi tiết như trên của chúng tôi đã giúp cho bạn có thể phân biệt được Core Switch và Access Switch của Cisco thông qua cấu hình, tính năng và vị trí của nó trong hệ thống mạng. Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN SSS VIỆT NAM
Văn phòng giao dịch: Tầng 9 Tòa nhà Hàn Việt , Số 203
Phố Minh Khai – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội
Hotline: 0982825982
Email: Contact@sss.net.vn